Niềng răng thẩm mỹ là một phương pháp hiện đại, được bác sĩ chỉ định thực hiện nhằm mục đích điều chỉnh các vấn đề lệch lạc răng miệng như: răng hô móm, răng thưa lệch, răng khấp khểnh hoặc thưa vẩu… Các phương pháp niềng răng thẩm mỹ hiện nay rất đa dạng và phong phú nhưng có thể nói trong số đó thì niềng răng bằng mắc cài kim loại vẫn là một kỹ thuật luôn nhận được sự lựa chọn của đông đảo bệnh nhân. Vậy quy trình niềng răng thẩm mỹ mắc cài kim loại được thực hiện thế nào và có an toàn không?
Quy trình niềng răng thẩm mỹ mắc cài kim loại được thực hiện thế nào?
Quy trình niềng răng thẩm mỹ mắc cài kim loại gồm những bước cơ bản, tuân theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế đưa ra. Đó là những bước sau đây:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn, kiểm tra răng miệng. Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân và xác định chính xác mức độ lệch lạc hàm răng như thế nào, từ đó bác sĩ sẽ lập kế hoạch và phác đồ điều trị chính xác cho từng bệnh nhân khác nhau. Tiếp đó, bác sĩ sẽ tiến hành thêm các bước vệ sinh răng miệng, lấy vôi răng để tạo ra môi trường khoang miệng sạch sẽ, đồng thời nó cũng là điều kiện thiết yếu không ảnh hưởng đến quá trình niềng răng
Bước 2: Đo và lấy mẫu hàm. Bước này tuy đơn giản nhưng lại rất quan trọng, vì nó sẽ là yếu tó quyết định chất lượng và độ an toàn của toàn bộ quy trình niềng răng thẩm mỹ mắc cài kim loại. Thông qua máy đo hàm hiện đại, bác sĩ sẽ biết được các thông số chính xác để từ đó thiết kế mắc cài được chuẩn hơn và phù hợp với cung hàm của từng bệnh nhân hơn nên từ đó ca niềng răng sẽ đạt hiệu quả khi được gắn vào cung hàm của bệnh nhân.
Bước 3: Chụp phim X- quang. Việc chụp phim X-Quang sẽ được thực hiện chính xác hơn thông quan phần mềm kỹ thuật số Pano Ceph… Đồng thời, thông qua kết quả có được thì kết cấu và cấu trúc của xương hàm và cung xương sẽ được cân chỉnh đúng đắn và chính xác hơn.
Bước 4: Niềng răng. Với kỹ thuật niềng răng thì bác sĩ sẽ dùng dây tạo lực để đặt vào mắc cài, đeo dây cung và dùng thun liên hàm để gắn chặt vào răng cho bệnh nhân. Qua một thời gian, mắc cài sẽ dần dần di chuyển các răng từ từ đến những vị trí nằm trong kế hoạch điều trị của bác sĩ.
Bước 5: Bác sĩ hướng dẫn cho bệnh nhân cách chăm sóc răng miệng và lên lịch hẹn tái khám. Những ngày đầu sau khi niềng răng bệnh nhân nên sử dụng những thức ăn mềm như: cháo, súp và cần tránh những loại thức ăn, thực phẩm cứng, dai và nhiều đường. Sau 4 tháng đến 6 tháng, các bạn nên đi kiểm tra để xem kết quả đồng thời có thể khắc phục những sai sót (có thể xảy ra) sau khi niềng răng.
Nguồn bài viết: http://rangsucercon.com/
Vui lòng liên hệ nha khoa Đăng lưu để biết thêm chi tiết
Hệ thống nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1 : 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh, TP.Hồ Chí Minh
Điện thoại Cs 1 : (+84 8) 3803 0578 – (+84 8) 6297 7148 – Email: drtien@nhakhoadangluu.com.vn
Cơ sở 2 : 536 – 540 Trần Hưng Đạo, Phường 2, Q.5, TP.Hồ Chí Minh
( Ngay ngã tư Trần Hưng Đạo – Trần Bình Trọng )
Điện thoại Cs 2 : (+84 8) 6682 0246 – (+84 8) 3924 5604 – Email: drtien@nhakhoadangluu.com.vn
Cơ sở 3 (Phòng Khám Răng Hàm Mặt) : 1256 – 1258 Võ Văn Kiệt – phường 10 – Quận 5 – Hồ Chí Minh – Việt Nam
( Gần cầu Chà Và )
Điện thoại Cs 3 : (+84 8) 3856 7479 – 1900 7103 – Email: drtien@nhakhoadangluu.com.vn